Hướng
dẫn cách chăm sóc hoa hồng môn trong nhà
Hoa
hồng môn - loài hoa phổ biến được trồng trong nhà, văn
phòng, góc làm việc.... Và có thể nói rằng cây hoa hồng môn rất thích hợp trồng
để trang trí nội thất nhà hay văn phòng đều rất là thích hợp. Cũng chính lý do
đó mà rất nhiều người quan tâm đến cách chăm sóc hoa hồng môn trong nhà. Nếu bạn
cũng đang muốn tìm hiểu về thông tin này thì hãy cùng behoa.vn đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Ý nghĩa hoa hồng môn
- Là biểu tượng cho một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt
- Thể hiện tình cảm chân thành, thanh lịch
Hồng Môn Đỏ: Thể hiên sự nhiệt tình, nồng cháy
Hồng Môn cam: Thể hiện sự đam mê, náo nhiệt
Hồng Môn màu trắng: Thể hiện sự thánh thiện, trong trắng

Hồng Môn màu xanh lá cây: là màu của sự kiên trì, có chí hướng, khao khát hướng tới tương lai, màu xanh tràn đày hi vọng.
Hồng Môn màu hồng: Thể hiện sự lãng mạn
Đặc điểm của cây hồng môn
Có thể bạn chưa biết,
nhưng hồng môn là loài cây sống lâu năm, mọc thành từng bụi, thân ngắn, lá hình
trái tim. Và với những chiếc lá non thì nó thường có màu nhạt hơn, rộng khoảng
10-15cm, dài từ 15-30cm, cuống lá có hình trụ.
Phần mo hoa thì có dạng
phiến mở rộng hình rái tim, màu đỏ ngọc hoặc màu hồng cam. Về hoa thì thường có
màu vàng cam, đính trên mo hoa và ở trên mỗi mo hoa lại có nhiều hoa nhỏ. Chính
đặc điểm này đã tạo nên nét đặc biệt cho hoa hồng môn. Còn mộ đặc điểm nữa mà
có lẽ nhiều người chưa biết, đó là hoa hồng môn chính là loài hoa lưỡng tính có
cùng gốc.
Và hiện nay trên thị
trường có 3 loại hoa hồng môn phổ biến, đó là: tiểu hồng môn, trung hồng môn và
đại hồng môn. Tùy theo sở thích của mỗi người mà các bạn có thể lựa chọn loại hồng
môn khác nhau sao cho phù hợp nhất theo sở thích và không gian của mình.
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng môn
Như đã nói ở trên, cây hoa hồng môn rất thích hợp để trang trí
nội thất nhà hoặc văn phòng. Nhưng để cây luôn tươi tốt thì việc chăm sóc cây
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và sau đây sẽ là các yêu cầu cần phải ghi nhớ
khi chăm sóc cây hoa hồng môn.
- Tưới nước
Trong quá trình chăm
sóc cây, nếu thấy hiện tượng lá bị vàng thì các bạn cần phải kiểm tra xem đó là
cây đang bị hiện tượng gì. Cũng có thể nguyên nhân là do tưới quá nhiều nước
khiến cây bị ngập úng hoặc có thể là do cây quá khô. Và với trường hợp cây khô
thì cần phải bổ sung thêm cho cây một lượng nước phù hợp, kịp thờ để cây có thể
hồi lại và phát triển. Và theo kết quả nghiên cứu thì hoa hồng môn phát triển tốt
nhất là trong môi trường độ ẩm của đất khoảng 70-80%.
- Nhiệt độ
Về nhiệt độ thì hồng
môn thích hợp nhất sống trong điều kiện từ 15-30 độ. Trường hợp nếu nhiệt độ thấp
hơn 15 độ thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho cây chậm phát triển. Còn nếu cao
hơn 30 độ thì sẽ khiến cây bị vàng lá hoặc thối rễ. Do vậy, trong quá trình trồng
và chăm sóc cây thì các bạn cần phải có những biện pháp riêng để tạo được một
môi trường thích hợp nhất cho cây phát triển.
- Đất trồng
Là giống cây trồng
thích hợp sống trong môi trường đất phù sa, đất thịt. Và gọi chung, chúng tôi
thấy rằng loại đất thích hợp chính là chứa nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp sẽ là
điều kiện giúp cây phát triển tốt nhất. Do vậy, trước khi trồng và trong quá
trình chuẩn bị đất trồng thì các bạn nên trộn thêm phân chuồng hoặc các loại
muifn để giúp cây có môi trường phát triển tốt nhất.
- Nhân giống
Có thể bạn chưa biết,
nhưng cây hoa hồng môn có đặc điểm
là phát triển rất nhanh. Do vậy mà phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ sẽ
mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, để nhân giống cây thì các bạn cũng có
thể sử dụng phương pháp nuôi cây mô từ lá và hạt. Với trường hợp nhân giống bằng
phương pháp tách chiết thì chỉ được áp dụng với những cây đã trồng từ 4 tháng
trở lên và cây cần phải có ít nhất từ 3-4 lá. Và lúc này, các bạn lấy dao sắc
tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại để ươm cây thêm một thời gian để
cho cây ra rễ rồi sau đó mới cho vào chậu để trồng.
- Phòng ngừa sâu bệnh
Thực tế thì có thể khẳng
định rằng cây hoa hồng môn rất ít khi gặp sâu bệnh. Nhưng nếu có sâu bệnh thì
thường sẽ là: thối củ, thối gốc, thối thân.... Để phòng tránh thì tốt nhất bạn
nên cắt tỉa những chiếc lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo được độ thông
thoáng cho cây, giúp duy trì độ ẩm và ánh sáng để hạn chế được tối đa trường hợp
nấm bệnh phát sinh.
>Xem thêm: Hoa sinh nhật đẹp độc đáo và ý nghĩa nhất
Trên đây là một số
thông tin chia sẻ về cách chăm sóc hoa hồng môn trong nhà mà chúng tôi muốn
chia sẻ đến bạn đọc. Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến hoa hồng môn hay các loại cây trồng
khác, bạn có thể truy cập trang web: dienhoa.net.vn để tìm hiểu chi tiết nhé.